Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2012

Bưu phẩm

Bưu điện chiều cuối năm. Xếp hàng. - Ôi cái gì mà ghi nhiều thế này. Gửi đi trại phải không? Im lặng. - Lại còn mắm tôm, mắm tôm thì gửi làm sao? - À vâng nó là mắm tép, à nhưng mà là thịt... - Thịt chưng mắm tép chứ gì. Cũng không được. Lại còn cái chất lỏng gì thế này. Bác bỏ hết lại đi.

Trò đùa tận thế

Hôm qua, anh bạn đồng nghiệp share trên Facebook: " Kỳ lạ, con người luôn sợ chết. Vậy mà giờ đây và chưa khi nào con người lại đón chờ cái chết rộn ràng đến vậy!" Tôi comment lại, đại ý rằng họ nghĩ đây chỉ là trò đùa nên mới rộn ràng, chứ nếu tin là thật thì đã loạn cả rồi. Tối nay ăn bún ốc ở Đồng Xuân, nghe kể chuyện dân buôn bán kéo nhau về quê để có tận thế cũng được chết bên gia đình. 

Không cho làm cách mạng (*)

Mình thấy nhiều (nếu không nói hầu hết các) bạn nhà báo bây giờ có thói quen rất hay là khi bị độc giả, đồng nghiệp chê trách phản ánh, hoặc khi trà dư tửu hậu với nhau lúc nào cũng thở dài: "Làm báo ở cái nước mình nó thế!" Thế, tức là vì bị ông A ông B ông C cho đến ông X kìm kẹp nên không thể làm những bài nghiêm túc, phản biện thấm đẫm tính báo chí và hơi thở cuộc sống như các bạn ấy hằng ấp ủ.

Tưởng rằng đồ thật, hóa... đồ chơi

Mấy ngày qua trong giới chị em sành điệu, "sốt sình sịch" không phải chuyện váy xuyên thấu thương hiệu Hồng Quế made by Hoàng Hải, càng không còn là chuyện Hoàng Anh mặc nùi giẻ ở Hoa hậu Trái đất, mà đã chuyển sang chủ đề gây sốc "đẳng cấp quốc tế" hơn: Chuyện hàng hiệu Gucci giá chỉ... vài USD một món.

Thi và sĩ

Ngày xưa các cụ còng lưng học, rồi ngoáy một bài văn trong vài canh giờ để chọn hiền tài. Chữ "sĩ" (người có học) thêm một bộ nhân đứng thì thành "sĩ" trong xuất sĩ, làm quan. "Có chữ" tức là có học, "văn hay chữ tốt" tức là có tài, mà có tài thì phải ra kinh bang tế thế, mặc dù cái tài với cái lĩnh vực kinh bang có khi chả liên hệ tẹo nào. Có ông quan được khen là hiền, cả đời xuất sĩ chả làm gì, chỉ làm... thơ. Thôi thế cũng còn may, chứ ông đi xây đập Sông Tranh version trung đại thì đúng là thảm cho đời sau lắm. Di chứng lịch sử để lại là ở cái xứ Nam quốc này, những ông có dính tí "sĩ" chưa nhân đứng, hay nói cách khác, các nhân vật có chữ mà thời nay ta gọi bằng "trí thức", mười ông thì hết chín đều tin mình có tài năng thiên bẩm về chính trị.

Ai xuất khẩu HKT sang Trung Quốc?

Hành trình của danh tiếng lắm khi cũng rất vòng vèo. Có những trường hợp tác phẩm nổi tiếng ở nước ngoài trước tiên, rồi dội trở lại trong nước, mà Gangnam Style là một ví dụ: Sau khi làm mưa làm gió ở Mỹ và các nước khác, cơn lốc này mới quay trở về càn quét xứ Hàn. Có những nghệ sĩ tài danh ở nước này nhưng lại ít được biết đến ở nước khác, như Amy Winehouse chẳng hạn: hầu hết khán thính giả Việt đều chỉ biết đến nữ ca sĩ này sau khi báo chí rầm rầm đưa tin về cái chết của cô.

Could-have-been love story 2

Chàng xuất hiện như trong những câu chuyện ướt rượt đầu thế kỉ 20, lãng tử một cách chất phác và thư sinh một cách quê mùa. Không sở hữu đôi mắt sát thủ như Jay Chou hay nụ cười sát nhân như Kim Bum, chàng cũng chẳng thể khoe đôi cánh tay của Thor, vòm ngực kiêu hãnh của Batman hay chí ít là mái đầu bóng mượt của CR7. Tóm lại, chàng đáng phải nhận thất bại toàn tập trong sứ mệnh thu hút ánh nhìn.  Nhưng sự thật là nàng đang nhìn chàng, len lén thôi, nhưng chăm chú. 

[Truyện cười] Tín dụng

Tháng 8. Mưa. Ở một thị trấn nhỏ đìu hiu bên bờ Biển Đen. Đó là một giai đoạn khó khăn, ai cũng nợ nần và phải mua vay bán chịu (*). Bỗng đâu, một du khách giàu có tìm đến. Ông bước vào khách sạn duy nhất của thị trấn, đặt 100 Euro lên bàn lễ tân và lên gác chọn phòng.

Vinagame và thầy tôi, "giáo sư chư hầu"

Câu chuyện bắt đầu trở nên không thể chấp nhận nổi - với tôi - từ năm ngoái, khi một ngày lên mạng và đập vào mắt là tấm ảnh thầy giáo mình với dòng title:  "Giáo sư chư hầu, nhơ để ngàn năm".

Tencent có thể thâu tóm được Vinagame?

Vấn đề mấu chốt trong câu chuyện của VNG là phải phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền biểu quyết.

Chuyện "Philippines là của Trung Quốc"

"Hiện chưa thấy có phản ứng gì từ phía Philippines, quốc gia đang có căng thẳng với Trung Quốc." Vậy các bạn BBC đang mong đợi dạng phản ứng gì? Phải chăng Philippines cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao đăng đàn yêu cầu chính phủ Trung Quốc xin lỗi, hoặc "cứng rắn" hơn nữa, đâm đơn ra tòa quốc tế vì... một người dẫn chương trình của các anh đã xúc phạm nước tôi?!

Could-have-been love story 1

Áo trắng, quần âu, quan trọng là cặp kính trí thức sáng ngời trên khuôn mặt hot boy Hàn. Nói không ngoa, chàng là bạn đồng hành đẹp trai nhất mà nàng từng gặp sau ngần ấy năm trung thành với xe bus Hà Nội. 5, 7, 10 phút. Riết rồi chàng cũng nhận ra có người đang nhìn mình đắm đuối không chớp mắt. Bước lùi lại nửa bước. Đẩy cánh tay cầm cặp lên phía trước đùi. Rút tay còn lại khỏi túi quần, đặt lên tay nắm của xe, cố ý ngửa lòng bàn tay về phía nàng và nhún vai. Nàng thở phào, nhấc bàn tay xinh xắn đang nắm chặt chiếc iPhone 4S, đặt nốt lên tay nắm kế bên, buông lỏng chiếc túi xách đang được kẹp chặt bởi cánh tay còn lại.  Không phải thằng móc túi!

Cựu Đại sứ VN tại Nga: Putin không phải là đảng viên đảng cầm quyền

Nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Bùi Đình Dĩnh khẳng định, với những tình cảm và sự quyết đoán của ông Putin trong quan hệ hai nước, việc nhà lãnh đạo này tái đắc cử chắc chắn có lợi cho Việt Nam.

TS. Đỗ Sơn Hải 'mổ xẻ' sự chuyên chế của Putin

Ngày mai, cuộc bầu cử Tổng thống Nga, một trong những điểm nóng của chính trị thế giới trong suốt thời gian qua sẽ chính thức bắt đầu. Ông Putin sẽ trở lại vị trí sau một nhiệm kì như dự đoán, hay một cú lật cánh bất ngờ sẽ diễn ra? Để chia sẻ cùng độc giả góc nhìn sâu hơn về vấn đề hấp dẫn nhưng cũng rất gai góc này, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với  TS. ĐỖ SƠN HẢI,  Trưởng khoa Chính trị Quốc tế Học viện Ngoại giao, một trong những chuyên gia hàng đầu trong nước về Âu – Mỹ và quan hệ quốc tế hiện đại.