Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2013

Nấu cháo trên lưng nhà báo hay đạo đức kiểu báo chí chính thống

Sau baomoi.com, đến lượt 24h lên thớt. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đó là một cuộc chiến bản quyền, một cuộc đấu tranh thực sự vì những người cầm bút chân chính và những bài báo chân chính. Cũng chẳng có gì đáng nói nếu đó là ván bài lật ngửa nhằm chia lại cái bánh lợi ích vốn cũng không công bằng cho lắm ở cái làng bán chữ lấy tiền này. Nhưng có ít nhất 3 điều khiến chiến dịch của các tờ báo cách mạng trở nên lố bịch, hài hước và đáng thương khôn tả; và khiến cuộc thánh chiến của họ thành một màn đấu tố không hơn không kém.

McCain đi xem phim

Sau chiến dịch tranh cử căng thẳng, McCain quyết định đi xem phim xả hơi. Mua vé xong, ông qua quầy mua bắp rang bơ. Vừa chìa tờ 5$ cho nhân viên bán hàng, thượng nghị sĩ vừa càu nhàu: "Lần gần nhất tôi đi xem phim, chả đâu có cái giá như này."

Đổi tiền

Kì cạch chán chê, tay làm tiền giả mới phát hiện ra hắn đã làm tờ 8$ thay vì 10$. Vì tiếc công nên hắn quyết định đem đi tiêu thử xem sao. Hắn mang tờ tiền vào ngân hàng và đòi đổi. Giao dịch viên nhìn tờ tiền, rồi đổi cho hắn 2 tờ 4$. Nguồn: Funny Jokes.

Về "tứ đại ngu" của ông Hoàng Hữu Phước

Tôi đặc biệt dị ứng với những người công kích ông Dương Trung Quốc bằng 2 thứ: một là cái tên, 2 là cái danh "nhà sử học". Thầy giáo tôi, PGS. Trần Ngọc Vương, một người khá thân thiết với ông Dương Trung Quốc kể lại, cái tên ấy là do cha ông, liệt sĩ Dương Trung Hậu đặt trước lúc lên đường, hàm ý "trung với nước". Khi ông Hậu mất, cái thai mới được 3 tháng tuổi. Cũng theo thầy, nếu không bị thời thế, cơ chế làm cho lỡ dở thì ông Dương đã học hàm, học vị từ lâu. Dĩ nhiên tôi tin thầy tôi. Và dĩ nhiên, với trình độ của mình, ông Dương Trung Quốc chẳng có gì phải hổ thẹn khi đứng cạnh các tiến sĩ (đa phần là giấy) bây giờ. Mà cho dù có chưa chắc là thế đi nữa, thì xác suất để 2 giả thiết ấy xảy ra cũng đủ khiến cái lời bỉ bác "nhà sử học Dương Tàu" trở nên lố bịch, hợm hĩnh và độc địa biết chừng nào. Bị kiện hay không bị kiện chuyện xúc phạm, thì ông Hoàng Hữu Phước cũng phạm một lỗi sơ đẳng: bỉ quan điểm, bỉ luôn cả cá nhân. Nhưng, những người

Con dê của Ô. Seguin (2)

Nguyên tác:  Alphonse Daudet Bản dịch:  NXB Trẻ, ghi lại theo trí nhớ, có thể có sai khác :) >> Phần 1  Khi con dê trắng lên núi, cả núi vui mừng. Chưa bao giờ mấy bác thông già thấy cái gì xinh xắn như vậy. Những cây dẻ cúi sát đất, vươn cành vuốt ve đầu nó. Những cây đậu kim nở hoa và tỏa hương ngào ngạt khi nó đi qua. Cả ngọn núi tưng bừng chào đón nó.

Con dê của Ô. Seguin

Nguyên tác: Alphonse Daudet Bản dịch: NXB Trẻ, ghi lại theo trí nhớ, có thể sai khác vài chỗ :) Mãi rồi anh cũng chẳng tỉnh ra, Gringoire! Coi kìa! Người ta cho anh một chân kí giả trong một nhật báo danh giá ở Paris, và anh thẳng thừng từ chối… Nhưng hãy nhìn lại anh xem, anh chàng khốn khổ! Hãy nhìn cái áo chẽn thủng lỗ, cái quần xốc xếch, bộ mặt ốm đói. Đó là kết quả mười năm trung thành phụng sự những trang diễm tình của đức ông Apollo. Anh không thấy xấu hổ ư? Đi làm kí giả đi, đồ ngốc! Làm kí giả ngay đi! Anh sẽ có những đồng tiền đẹp như hoa, có bàn đặt sẵn ở nhà hàng Brébant và trưng diện chiếc lông chim mới trên mũ trong những buổi trình diễn ra mắt ở nhà hát. Không à? Anh vẫn không muốn à? Anh muốn được tự do tùy thích đến cùng? Vậy, anh hãy nghe qua câu chuyện Con dê của ông Seguin . Rồi anh sẽ thấy người ta được cái gì khi muốn tự do.