Chuyển đến nội dung chính

Thi và sĩ

Ngày xưa các cụ còng lưng học, rồi ngoáy một bài văn trong vài canh giờ để chọn hiền tài. Chữ "sĩ" (người có học) thêm một bộ nhân đứng thì thành "sĩ" trong xuất sĩ, làm quan. "Có chữ" tức là có học, "văn hay chữ tốt" tức là có tài, mà có tài thì phải ra kinh bang tế thế, mặc dù cái tài với cái lĩnh vực kinh bang có khi chả liên hệ tẹo nào. Có ông quan được khen là hiền, cả đời xuất sĩ chả làm gì, chỉ làm... thơ. Thôi thế cũng còn may, chứ ông đi xây đập Sông Tranh version trung đại thì đúng là thảm cho đời sau lắm.

Di chứng lịch sử để lại là ở cái xứ Nam quốc này, những ông có dính tí "sĩ" chưa nhân đứng, hay nói cách khác, các nhân vật có chữ mà thời nay ta gọi bằng "trí thức", mười ông thì hết chín đều tin mình có tài năng thiên bẩm về chính trị.

Nhưng cũng lịch sử đã chứng minh, cái ông thực sự có thể xuất sĩ thì có làm thơ cũng khó mà lên đến tuyệt đỉnh, còn cái ông thơ tuyệt đỉnh hoặc tuyệt tự thì chả mấy khi có tài xuất sĩ. Vài sĩ làm phim không chịu chấp nhận nguyên lí ấy, ra sức hùng biện về những mưu hèn kế bẩn của Tào Phi khiến Tào Thực không được làm con kế vị. Trớ trêu thay, dù bản thân cũng làm thơ, nhưng cha Mạnh Đức không cùng chính kiến với các sĩ ấy.

Lí Bạch, Cao Bá Quát là những điển hình. Chí hướng của 2 ông cũng cao vòi vọi như tài năng thơ phú của 2 ông. Tiếc là cái tài chính trị lại nằm đâu đó dưới thung lũng.

Hôm nay lại có bác thi sĩ Khế ngọt lôi chuyện xì tin Kây póp ra để bàn đảo đá. Chỉ muốn nho nhỏ thưa với bác rằng: bác làm thơ thì bác cứ làm thôi, còn bàn chuyện chính chị chính em nó là một môn khoa học, nên cũng cần những nền tảng khoa học lí thuyết.

Cơ sở đầu tiên của sự so sánh khoa học, trước hết phải đồng chất cái đã. Đem chuyện oánh giặc ra so với chuyện thần tượng giải trí của trẻ con, thật rõ to tát mà cũng thật logic đến ngẩn người.

Làm thi và làm sĩ, thôi cứ làm một cái cho tròn đã, nhỉ.

Rảnh viết tiếp.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Truyện cười] Tín dụng

Tháng 8. Mưa. Ở một thị trấn nhỏ đìu hiu bên bờ Biển Đen. Đó là một giai đoạn khó khăn, ai cũng nợ nần và phải mua vay bán chịu (*). Bỗng đâu, một du khách giàu có tìm đến. Ông bước vào khách sạn duy nhất của thị trấn, đặt 100 Euro lên bàn lễ tân và lên gác chọn phòng.

Cha thì sao, mẹ thì sao?

Tôi đã nghĩ như thế đấy, và bây giờ, tôi lại càng tin chắc như thế đấy: Cha mẹ nghĩ mình là ai mà có quyền bắt con cái phải chịu ơn họ ngay khi chúng được sinh ra trên đời?!

Gái Hà Nội (2)

Thời thơ ấu của bố trôi qua nói chung yên bình như tất cả lũ trẻ con phố Hàng khác; hoặc giả trong những cái đầu thơ trẻ, bình yên là dù có bom rơi đạn lạc hay tay uỷ ban từng là ông bán cháo lòng thì cây bàng đầu phố quả vẫn cứ rơi lộp bộp trong bài văn của chúng.