Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2012

Thi và sĩ

Ngày xưa các cụ còng lưng học, rồi ngoáy một bài văn trong vài canh giờ để chọn hiền tài. Chữ "sĩ" (người có học) thêm một bộ nhân đứng thì thành "sĩ" trong xuất sĩ, làm quan. "Có chữ" tức là có học, "văn hay chữ tốt" tức là có tài, mà có tài thì phải ra kinh bang tế thế, mặc dù cái tài với cái lĩnh vực kinh bang có khi chả liên hệ tẹo nào. Có ông quan được khen là hiền, cả đời xuất sĩ chả làm gì, chỉ làm... thơ. Thôi thế cũng còn may, chứ ông đi xây đập Sông Tranh version trung đại thì đúng là thảm cho đời sau lắm. Di chứng lịch sử để lại là ở cái xứ Nam quốc này, những ông có dính tí "sĩ" chưa nhân đứng, hay nói cách khác, các nhân vật có chữ mà thời nay ta gọi bằng "trí thức", mười ông thì hết chín đều tin mình có tài năng thiên bẩm về chính trị.

Ai xuất khẩu HKT sang Trung Quốc?

Hành trình của danh tiếng lắm khi cũng rất vòng vèo. Có những trường hợp tác phẩm nổi tiếng ở nước ngoài trước tiên, rồi dội trở lại trong nước, mà Gangnam Style là một ví dụ: Sau khi làm mưa làm gió ở Mỹ và các nước khác, cơn lốc này mới quay trở về càn quét xứ Hàn. Có những nghệ sĩ tài danh ở nước này nhưng lại ít được biết đến ở nước khác, như Amy Winehouse chẳng hạn: hầu hết khán thính giả Việt đều chỉ biết đến nữ ca sĩ này sau khi báo chí rầm rầm đưa tin về cái chết của cô.