Chuyển đến nội dung chính

Trai TQ lấy vợ Việt và lối "tự sướng" dối mình, dối người


(VTC News) - Sau câu chuyện tìm vợ của anh chàng họ Đới, ngay trong chính cộng đồng mạng Trung Quốc đã có những tranh luận trái chiều. Bài viết này sẽ đăng tải nguyên văn quan điểm của một người Trung Quốc đã nhiều năm sống ở Việt Nam về vấn đề Cô dâu Việt nhằm giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về hình ảnh người con gái Việt trong mắt người nước ngoài.  Tác giả bài viết cho rằng: "Hạnh phúc không thể chỉ đo bằng những con số!"

Xem xong “Việt Nam tương thân kí” tôi cảm thấy tác giả là một người hay ba hoa khi kể lại từng li từng tí hoạt động của mình, trong đó không ít phần "thêm mắm dặm muối". Điều khó hiểu nhất là trên blog anh chàng viết: "Từ ngày… đến ngày… qua Việt Nam một chuyến, xin gọi số điện thoại Việt Nam +84122xxxx, rồi sau đó viết một dòng to tướng: “Thời gian ở Việt Nam, mỗi ngày tôi nhận được hàng trăm cú điện thoại của người Hoa từ khắp nơi trên thế giới, mấy chục tờ báo trong, ngoài nước xin phỏng vấn…” Những lời này, thoáng nghe qua đã biết là khoác lác! 

Trai TQ lấy vợ VN và lối "tự sướng" dối mình, dối người
"Đới tổng" ở Việt Nam 
 
Trước hết, xin nhìn ngay tiêu đề “3 vạn rưỡi, 15 ngày, lấy được cô vợ Việt”, có vẻ như anh ta đang dùng con số, chứ không phải dùng tình cảm để đo đếm cuộc hôn nhân này. Tôi rất nghi ngờ liệu anh ta đang “lấy vợ” hay “mua vợ”? Hơn nữa, trong khoảng thời gian 15 ngày ngắn ngủi đó, cuộc hôn nhân này có bao nhiêu phần trăm là tình yêu?



Tôi không bình luận các cô gái Việt Nam thế nào, chỉ cảm thấy ở đâu cũng có người đẹp người xấu, người tốt người không. Hơn nữa, với những điều anh ta bình luận về người vợ Việt Nam: “Không tham, không lười, không tùy tiện, không kiêu kì, không mê tiền, trẻ trung xinh đẹp chăm chỉ hiền thục, quan trọng là biết nghe lời…”, thì đúng là những lời này thực sự có vấn đề.

Trai TQ lấy vợ VN và lối "tự sướng" dối mình, dối người
Tranh thủ chụp ảnh với các người đẹp Việt Nam

Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và dám khẳng định không phải 100% người Việt Nam đều có đủ những phẩm chất ấy!
 Hãy xem ngay việc anh ta đi “kén vợ”: những cô gái ở đó là người thế nào? Là những cô gái có hoàn cảnh gia đình khó khăn, muốn lấy chồng người nước ngoài để giúp đỡ gia đình chút ít về kinh tế, hi sinh bản thân, không quản ly gia biệt xứ, lấy một ông chồng không hiểu tiếng nói của nhau, tới một môi trường sống hoàn toàn khác biệt, họ làm vậy là vì cái gì? Chỉ là muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn so với ở nhà vì ngỡ rằng những ông chồng ngoại quốc là bức thành đẹp đẽ! Nhưng, khi họ dần dần nhận ra thực tế, có thể trách cứ gì nếu họ thay đổi thái độ, trở mặt với bạn? Chính bạn mới là người lừa dối họ trước cơ mà?.




Nói đến “không tùy tiện”, lại càng khó nghe! Không tùy tiện mà lại để anh tùy ý tuyển chọn như vậy? Không tùy tiện chống cự những hành động khiếm nhã, quá đà đó của anh?



Nực cười nhất là “quan trọng nhất là biết nghe lời”. “Nghe” thế nào đây? "Ông nói gà, bà nói vịt" mà gọi là “nghe lời” sao? Huống hồ thời nay nam nữ bình đẳng, hai bên đều cần có khoảng không gian tự do cho riêng mình, đòi hỏi quá nhiều ở đối phương thì thật là một lối sống không lành mạnh.



Trai TQ lấy vợ VN và lối "tự sướng" dối mình, dối người
 Những hình ảnh này đủ khiến các chàng trai Trung Quốc lên cơn sốt vợ Việt.
Đã thế, anh Đới còn đem một cô vợ Việt với một cô vợ Thượng Hải ra so sánh: Vợ Việt Nam ngoại hình 75 điểm giá chỉ 3.5 vạn NDT, trong khi cô vợ Thượng Hải chí ít cũng 2 triệu tệ; Vợ Việt Nam làm hết việc nhà, không cần mua nhà, không thu lương của chồng; Lấy vợ Việt Nam có cảm giác được làm ông chủ; con cái có thể mang quốc tịch Việt Nam, con cái của phụ nữ ngoại quốc ở Thượng Hải được tùy ý chọn trường điểm; Anh Đới nói vợ Việt Nam có thể sinh nhiều con, không chịu ảnh hưởng của kế hoạch hóa gia đình; lại còn nói Việt Nam là nước thừa nhận chế độ đa thê, có thể lấy nhiều cô vợ Việt Nam, công khai có bồ…



Không cần phân tích nhiều, cũng thấy nhận thức của anh Đới hoang đường đến mức nào. “Tôi ở Việt Nam trước nay chưa từng nghe nói Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam cho phép đa thê".



Trai TQ lấy vợ VN và lối "tự sướng" dối mình, dối người
"Ảnh người đẹp Việt Nam" đang là một từ khóa hot trên các trang tìm kiếm của Trung Quốc  

Có người nói đến Việt Nam phải tự nhắc nhở mình đang là đại gia. Đây cũng là lối “tự sướng” dối mình, dối người mà thôi! Mức tiêu dùng ở Việt Nam không hề thấp hơn Bắc Kinh, Thượng Hải. Ăn cơm ở một quán bên đường rẻ ra cũng mất 20.000 VND, đó là những chỗ hết sức bình dân, chứ sang trọng hơn một chút đều từ 40.000 VND trở lên. Người Việt Nam đều đi xe máy của Honda, Yamaha trị giá đến 10.000 tệ (27 triệu đồng – ND). Xe Lifan của Trung Quốc tuy rẻ nhưng họ chỉ thích những thứ tuy đắt mà bền. 




Người Việt Nam dùng điện thoại di động, máy tính đều theo sát những dòng mới nhất trên thế giới, I-phone, Nokia N-series tràn ngập khắp nơi! Có thể những chàng trai Trung Quốc đi một vài nơi rất nghèo khó của Việt Nam nên cảm thấy đời sống của người Việt rất khó khăn, nhờ vậy mới lừa cưới được con gái nhà người ta! Có thể nói, những cô gái thông qua mai mối để lấy chồng nước ngoài hầu hết đều là những cô có hoàn cảnh khó khăn, không có học vấn.



Các bạn đừng mù quáng theo đuôi người khác. Đừng có khiến người Trung Quốc ngày càng “mất điểm” trong mắt người Việt Nam! Tôi tin rằng nền tảng cho hôn nhân là tình cảm, chứ không phải 3 vạn rưỡi kia! Cứ cho rằng anh đưa được cô ấy về đây với giá rất rẻ, anh cũng có thể bảo đảm sau này cô ấy không ham tiền không? Có thể đảm bảo cô ấy suốt đời chung thủy với mình không? Đợi đến khi cô ấy thông thạo ngôn ngữ, hòa nhập với cuộc sống ở đây, anh sẽ mất toi 3 vạn rưỡi đưa cô ấy sang Trung Quốc, cô ấy sẽ vẫy tay bye bye anh, đi tìm người khác!



Tôi cho rằng các bạn hãy nhìn điều kiện của mình xem, chứ đừng oán trách ai làm gì. Ai không muốn có cuộc sống tốt đẹp? Đó là chuyện hết sức bình thường! Anh cũng không nhẫn tâm lấy về một người vợ để bắt cô ấy chịu khổ chịu sở chứ? Cũng như Tống Tư Minh trong phim Hoàng tử ếch đã nói với Hải Tảo: “Anh hy vọng có thể làm điểm tựa cho em về vật chất, và cuối cùng đem lại niềm hạnh phúc cho tâm hồn em", đó là cảm giác an toàn mà Hải Tảo có được bên Tống Tư Minh, là hiện thực xã hội. Những người đàn ông phải biết tự cố gắng vươn lên!



Có thể bạn nói tôi là ấu trĩ, là thật thà, nhưng tôi tin tình yêu đích thực có thể vạch ra giới hạn cho lòng tham, có lúc hai người hạnh phúc bên nhau, biết đủ, thì cũng thấy đủ rồi.



Đông Linh (theo www.zh818.com)

Bài đăng trên VTC News ngày 8/3/2010

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Truyện cười] Tín dụng

Tháng 8. Mưa. Ở một thị trấn nhỏ đìu hiu bên bờ Biển Đen. Đó là một giai đoạn khó khăn, ai cũng nợ nần và phải mua vay bán chịu (*). Bỗng đâu, một du khách giàu có tìm đến. Ông bước vào khách sạn duy nhất của thị trấn, đặt 100 Euro lên bàn lễ tân và lên gác chọn phòng.

Cha thì sao, mẹ thì sao?

Tôi đã nghĩ như thế đấy, và bây giờ, tôi lại càng tin chắc như thế đấy: Cha mẹ nghĩ mình là ai mà có quyền bắt con cái phải chịu ơn họ ngay khi chúng được sinh ra trên đời?!

Thi và sĩ

Ngày xưa các cụ còng lưng học, rồi ngoáy một bài văn trong vài canh giờ để chọn hiền tài. Chữ "sĩ" (người có học) thêm một bộ nhân đứng thì thành "sĩ" trong xuất sĩ, làm quan. "Có chữ" tức là có học, "văn hay chữ tốt" tức là có tài, mà có tài thì phải ra kinh bang tế thế, mặc dù cái tài với cái lĩnh vực kinh bang có khi chả liên hệ tẹo nào. Có ông quan được khen là hiền, cả đời xuất sĩ chả làm gì, chỉ làm... thơ. Thôi thế cũng còn may, chứ ông đi xây đập Sông Tranh version trung đại thì đúng là thảm cho đời sau lắm. Di chứng lịch sử để lại là ở cái xứ Nam quốc này, những ông có dính tí "sĩ" chưa nhân đứng, hay nói cách khác, các nhân vật có chữ mà thời nay ta gọi bằng "trí thức", mười ông thì hết chín đều tin mình có tài năng thiên bẩm về chính trị.