Chuyển đến nội dung chính

Hỡi các chàng trai Trung Quốc, các cô gái Việt Nam không ngốc!


Bản lược dịch bài viết rất được hưởng ứng trên blog Phượng Hoàng - tiếng nói trái chiều của một cư dân mạng Trung Quốc phản đối việc đua nhau tìm vợ Việt theo trào lưu.
Tên bài viết là do chủ nhân blog tự đặt.


Hỡi các chàng trai Trung Quốc, các cô gái Việt Nam không ngốc!

Một vài người bạn còn độc thân của người viết nhìn thấy những bức ảnh về cô vợ xinh đẹp của anh chàng họ Đới, cộng với ảnh hưởng của trào lưu “sốt lấy vợ Việt”, đã gọi điện cho người viết nhờ giới thiệu các cô gái Việt Nam. Người viết đã ở Việt Nam sống và làm việc một thời gian, đã tận mắt thấy một vài trung tâm môi giới hôn nhân với người nước ngoài ở Việt Nam, nhưng chuyện “định giá” cho các cô gái Việt thì có lẽ chỉ do cái nhìn phiến diện của báo chí Trung Quốc, còn chuyện mức lương 2000 tệ được coi là “ra tấm ra món” ở Việt Nam thì lại càng nực cười hơn nữa. 

"Sốt" cô dâu Việt ở Trung Quốc: Con gái Việt Nam có ngốc?
"Đới tổng", người gây ra "cơn sốt cô dâu Việt" ở Trung Quốc  
Hỡi những chàng trai Trung Quốc mơ lấy vợ Việt, chuyện anh chàng ở Nam Kinh bỏ ra 3 vạn rưỡi lấy về một cô vợ đẹp chỉ là trường hợp cá biệt thôi, không đủ làm đại diện cho thực tế. Người viết cho rằng chuyện anh chàng họ Đới kể lại “hành trình tìm vợ Việt” của mình với ý đồ gây scandal, hoặc là “tự sướng” mà thôi, chứ ý nghĩa thực tế của nó chẳng là bao. Trong nhận thức về Việt Nam cũng như các cô gái Việt, người Trung Quốc có nhiều điểm nhầm lẫn. Người viết xin phân tích những điểm nhầm lẫn đó, rồi có sang Việt Nam lấy vợ hay không, các bạn tự mình quyết định, kẻo lại phải mất mặt trên đất Việt Nam. 
Điểm nhầm lẫn thứ nhất,
 vấn đề mất cân bằng giới tính ở Việt Nam, ở Trung Quốc quan điểm phổ biến trên báo chí cho rằng tỉ lệ nam: nữ ở Việt Nam là 3:5, nên cho rằng đất nước này đang thừa các cô gái nhưng không phải vậy. Theo thống kê chính thức của các cơ quan chức năng Việt Nam, năm 2006, dân số Việt Nam là 8.411.000 người, trong đó nam giới chiếm 49.1%, nữ chiếm 50.9%; đến năm 2009, số nam còn có xu hướng nhiều hơn nữ; chính phủ Việt Nam đã có quy định cấm giám định giới tính thai nhi. 
Nhầm lẫn thứ 2 là, mức sống của người Việt Nam không cao. Khi mới đến Việt Nam, kiến trúc đô thị và giao thông ở đây thực sự không so được với Trung Quốc, nhưng vì cơ sở hạ tầng lạc hậu mà cho rằng mức sống của người Việt Nam không cao thì đúng là không biết gì về Việt Nam. Mức lương của người lao động phổ thông ở Việt Nam có thấp hơn so với Trung Quốc, nhưng vấn đề Luật lao động và phúc lợi cho nhân công ở Việt Nam rất nghiêm, người Việt Nam cũng khá mạnh tay trong chuyện chi tiêu, đây cũng là nguyên nhân mà mức chi tiêu ở các thành phố như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh thậm chí cao ngang với những thành phố tiêu dùng như Tokyo, Hongkong. 

Người dân ở miền núi phía Bắc và Trung Việt Nam tương đối nghèo, nhưng lương thực ở Việt Nam không thiếu so với thế giới, nên mức sống của người dân Việt Nam so với người nông dân miền Tây Trung Quốc chỉ có cao, chứ không có thấp hơn.



"Sốt" cô dâu Việt ở Trung Quốc: Con gái Việt Nam có ngốc?
 Mẫu quảng cáo giới thiệu vợ Việt Nam ở Trung Quốc được dán khắp nơi 

Nhầm lẫn thứ 3 là,
 cho rằng các cô gái Việt Nam dại dột dễ để các chàng Trung Quốc “lừa” lấy về. 10 năm trở lại đây, rất nhiều cô gái Việt Nam đã sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hongkong… làm việc, và làm phép so sánh giữa người Trung Quốc đại lục với những nơi kể trên. Đàn ông Trung Quốc tuy chẳng nên tự hạ thấp mình, nhưng cũng không nên ảo tưởng về việc mình có thể nổi bật trong mắt các cô gái Việt. Tất nhiên, không thể phủ nhận việc có những cô gái Việt mong muốn lấy chồng Trung Quốc, nhưng đây tuyệt đối không phải hiện tượng phổ biến. Chuyện hôn nhân ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam đều cần hai bên tự nguyện có tình cảm với nhau, chứ không thể vì anh là người Trung Quốc mà các cô gái đẹp của Việt Nam phải lấy anh. Anh chàng họ Đới ở Nam Kinh vì sao lấy được người vợ Việt Nam xinh đẹp? Cư dân mạng Trung Quốc mới chỉ quan tâm đến cô vợ xinh đẹp cũng như quá trình tìm vợ của anh, mà chưa chú ý rằng bản thân anh Đới cũng thuộc vào nhóm những người đàn ông tương đối ưu tú ở Trung Quốc, nếu không lấy vợ Việt thì tin rằng cũng lấy được người vợ Trung Quốc hoàn toàn không đến nỗi nào. 

Người Việt Nam hiểu về Trung Quốc rõ hơn nhiều so với người Trung Quốc hiểu Việt Nam. Những năm gần đây, quả thực có những cô gái Việt lấy chồng Trung Quốc, nhưng tuyệt đối không được quên rằng, những người đàn ông Trung Quốc đến Việt Nam làm việc và lấy vợ Việt đều là những người thuộc nhóm ưu tú ở Trung Quốc, các cô gái Việt Nam chọn họ để gửi gắm đời mình là chuyện hết sức thường tình. Chớ vì thấy người khác lấy được vợ Việt Nam mà cho rằng mình cũng có thể, rồi đua theo thành phong trào. 

Các cô gái Việt Nam cũng giống như các cô gái Trung Quốc, không đem hôn nhân ra làm trò mua bán. Người con gái khi chọn nửa kia cho mình, tuy có coi trọng vật chất, nhưng cũng không thiếu phần lãng mạn. Những người giỏi giang thì lấy vợ ở đâu cũng dễ, còn những người khó thì ở đâu cũng khó vậy thôi.Minh Trang (lược dịch)

Bài đăng trên VTC News ngày 10/3/2010

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Truyện cười] Tín dụng

Tháng 8. Mưa. Ở một thị trấn nhỏ đìu hiu bên bờ Biển Đen. Đó là một giai đoạn khó khăn, ai cũng nợ nần và phải mua vay bán chịu (*). Bỗng đâu, một du khách giàu có tìm đến. Ông bước vào khách sạn duy nhất của thị trấn, đặt 100 Euro lên bàn lễ tân và lên gác chọn phòng.

Cha thì sao, mẹ thì sao?

Tôi đã nghĩ như thế đấy, và bây giờ, tôi lại càng tin chắc như thế đấy: Cha mẹ nghĩ mình là ai mà có quyền bắt con cái phải chịu ơn họ ngay khi chúng được sinh ra trên đời?!

Gái Hà Nội (2)

Thời thơ ấu của bố trôi qua nói chung yên bình như tất cả lũ trẻ con phố Hàng khác; hoặc giả trong những cái đầu thơ trẻ, bình yên là dù có bom rơi đạn lạc hay tay uỷ ban từng là ông bán cháo lòng thì cây bàng đầu phố quả vẫn cứ rơi lộp bộp trong bài văn của chúng.